20 lượt xem
Cách lắp van điện từ máy lọc nước như thế nào chính là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc hiện nay. Vì vậy phần chia sẻ được trình bày dưới đây chính là những thông tin cần thiết giúp bạn biết được lắp van điện từ cho máy lọc nước như thế nào. Xin hãy cùng dành ra một vài phút cùng tham khảo để rõ hơn bạn nhé!
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Trong sơ đồ điện máy lọc nước karofi, Van điện từ được lắp nằm giữa van áp thấp và van áp cao, nhằm đảm bảo không cho nước thải trào ngược lại.
Trước khi đến với thông tin về cách để lắp đặt van điện từ cho máy lọc nước chúng ta hãy cùng tìm hiểu van điện từ.
Nói về van điện từ thì đây chính là thiết bị cơ điện và nó được dùng với mục đích giúp kiểm soát được dòng chảy chất lỏng hay chất khí dựa theo nguyên lý chặn đóng mở bởi lực tác động từ cuộn dây điện từ.
Thiết kế của sản phẩm van điện từ khí nén sở hữu cơ chế đóng mở nhanh cùng với độ bền cao, khả năng hoạt động ổn định và tốn ít năng lượng. Hơn nữa nó cũng sở hữu thiết kế nhỏ gọn cùng cấu tạo vô cùng đơn giản. Nhiệm vụ chính của van điện từ đó chính là thực hiện đóng mở và trộn cũng như phân chia dầu thủy lực từ bơm thủy lực hay là khí nén đối với máy nén khí. Do vậy nó được sử dụng rất phổ biến trong máy lọc nước Karofi.
Van điện từ chính là thiết bị được hoạt động điện cơ và nó vận hành cũng như điều chỉnh từ dòng điện thông qua những tác dụng của điện từ. Tùy theo yêu cầu kĩ thuật của mỗi van như là về nhiệt độ của chất lỏng, tính chất của chất lỏng… Mà ở đây cấu tạo của van điện từ cũng sẽ có sự khác nhau.
Nhưng thông thường thì van điện từ thường tồn tại dưới dạng 2 cửa hoặc là 3 cửa. Nếu như là van điện từ 2 cửa thì sẽ bao gồm cửa ra và cửa vào, nó sẽ thay phiên nhau đóng mở. Còn trong trường hợp là van 3 cửa thì 2 cửa sẽ có nhiệm vụ thay phiên nhau đóng mở giúp cho van hoạt động.
Với van điện từ thì nguyên lý hoạt động của nó được diễn ra cơ bản như sau:
Sẽ có 1 cuộn điện bao gồm 1 lõi sắt cùng với 1 lò so nén vào bên trong lõi sắt. Lõi sắt sẽ tỳ lên trên đầu của 1 giăng bằng cao su và bình thường nếu như không có điện lúc đó lò so sẽ ép vào bên trong lõi sắt vì vậy van trong trạng thái là đóng.
Nhưng nếu như chúng ta tiếp điện và cho dòng điện đi qua thì cuộn dây sinh từ trường lúc này sẽ tác động làm cho lõi sắt hút ra. Từ trường này đảm bảo lực đủ mạnh thắng được lò xo nên lúc này van sẽ được mở ra.
Với van thường người ta hay gọi là van cơ. Loại van này sở hữu ưu điểm đó là không dùng điện thế nên nó không bị cháy rất bền bỉ. Nhưng van cơ lại có nhược điểm lớn đó là gây tiếng ồn đối với máy lọc nước trong quá trình hoạt động nên từ đó làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dùng. Van cơ thì nó không có khả năng tách nước cũng như ngăn nước thẩm thấu tự do. Vậy nên chúng ta dùng van cơ lâu ngày sẽ dẫn đến máy lọc nước bị rò rỉ làm cho nước thải lúc này chảy liên tục.
Còn đối với van điện từ nó sẽ hoạt động bằng điện với chức năng quan trọng là tự động thực hiện sục rửa màng R.O cũng như tách nước để ngăn không cho nước có thể thẩm thấu tự do và ngăn không để cho nước thải có thể chảy ngược được.
Trước đây thì máy lọc nước ở thế hệ cũ thường được lắp van xả tay nhằm rửa màng RO. Nhưng loại van này luôn khóa thì máy mới có thể lọc được còn nếu như van mở nước sẽ ra hết theo đường của nước thải. Và thực tế thì có nhiều trường hợp van lọc nước này khóa không hết làm cho máy lọc nước lọc chậm còn nước thải ra thì lại nhiều.
Do vậy sự ra đời của van điện từ giúp cải tiến hoàn hảo các nhược điểm không mong muốn của van cơ. Bởi vì như đã nói van điện từ sẽ giúp tự đóng ngắt máy nếu không có điện hoặc là nếu như nước đầu vào yếu. Từ đó thì bơm trợ áp đảm bảo bền bỉ và máy đảm bảo hoạt động một cách tốt nhất.
Bài viết vừa được chúng tôi trình bày trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về van điện từ cũng như cách lắp van điện từ máy lọc nước. Liên hệ ngay với Lọc Nước An Toàn khi bạn cần hỗ trợ bất cứ vấn đề gì liên quan đến việc mua và lắp đặt sử dụng máy lọc nước để được hỗ trợ tốt nhất!
tag: van điện từ, cách lắp van điện từ, máy lọc nước, cách lắp van điện từ máy lọc nước Karofi, karofi, máy lọc nước karofi, karofi
Bình luận trên Facebook