25 lượt xem
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Nước ô nhiễm sắt là nước có hàm lượng sắt cao hơn 0.5 mg/l, nước thường có mùi tanh rất khó chịu, chứa nhiều cặn bẩn màu vàng, đục, gây ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ, chất lượng nước và sức khỏe người dùng.
Khi nồng độ sắt trong nước vẫn ở trong giới hạn cho phép là tối đa 0.5 mg/l thì vẫn được xem là an toàn và đảm bảo sức khỏe người dùng. Tuy nhiên, khi vượt quá ngưỡng này, tùy thuộc vào nồng độ sẽ gây ra các bệnh khác nhau trong cơ thể như da khô, hay bị mẩn ngứa, bệnh Alzheimer làm thúc đẩy quá trình lão hóa sớm, các bệnh về hệ tiêu hóa, thận, bàng quang, gan, hay bệnh tiểu đường, bệnh bạch huyết, các loại bệnh về mắt…đặc biệt là các bệnh về ung thư.
Sử dụng nước ô nhiễm sắt sẽ gây hư hỏng các thiết bị trong gia đình, đặc biệt là các thiết bị được làm từ sứ hay kim loại. Chỉ cần trong nước có một lượng sắt nhỏ cũng đủ để khiến quần áo bị hoen ố và hư hỏng.
Các cặn sắt khi kết tủa dễ gây tắc hoặc làm giảm khả năng vận chuyển của các ống dẫn nước.
Mặt khác, nước ô nhiễm sắt có mùi tanh khiến thực phẩm sẽ bị thay đổi mùi vị hay bị biến chất, khiến trà bị mất hương vị và cơm nấu sẽ có màu xám
Có thể nhận biết nước bị nhiễm sắt dễ dàng thông qua màu sắc và mùi vị.
Tuy nhiên, để đảm bảo, bạn cần đem mẫu nước đi xét nghiệm để đánh giá nguồn nước đạt hay không đạt, chỉ số sắt có đang ở mức an toàn hay không để có phương án xử lý kịp thời.
Sắt có mặt cả trong nước mặt và nước ngầm. Tùy theo tính chất, mức độ nước bị ô nhiễm sắt mà người dân có thể sử dụng các phương pháp xử lý khác nhau:
Mỗi lít nước sẽ cho 5 đến 10g tro bếp và để lắng 15 phút. Tuy nhiên phương pháp này tốn thời gian nếu xử lý khối lượng nước lớn.
Cho vôi thẳng trực tiếp vào nước để tạo phản ứng cho sắt kết tủa, lắng dưới đáy nên có thể tách ra khỏi nước. Phương pháp này cần đến những thiết bị khá cồng kềnh nên hơi bất tiện.
Nhiều gia đình xây các bể lọc 3 đến 5 lớp để loại bỏ các chất rắn không tốt cho sức khỏe như sắt, mangan hay asen. Đây là hệ thống lọc thô gắn trực tiếp dòng nước tổng và phân ra các khu vực khác trong nhà thông qua bộ 2 lõi lọc: 1 lõi để loại bỏ cặn bẩn, lõi còn lại chứa than hoạt tính có khả năng khử mùi và các tạp chất. Nước sau khi lọc có thể dùng trong sinh hoạt nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về nước ăn uống và sinh hoạt QCVN01:2009/BYT.
Tuy nhiên, các biện pháp trên chỉ mang tính tạm thời và không loại bỏ hoàn toàn được ion sắt cũng như các tạp chất, vi khuẩn có trong nước. Việc cần thiết lúc này là tìm ra một biện pháp loại bỏ hoàn toàn sắt và các nguyên tố độc hại để tạo ra nguồn nước an toàn trong sử dụng.
Máy lọc nước RO được xem là biện pháp xử lý nước nhiễm sắt và kim loại số một hiện nay. Máy được trang bị màng lọc RO được cấu tạo từ tấm màng siêu mỏng bằng chất liệu đặc biệt siêu bền được gắn chặt và cuộn lại thành dạng xoắn ốc. Trên lớp màng này là vô số các lỗ siêu nhỏ (0.1-0.5 nanomet) giúp giữ lại các vi khuẩn virus và kim loại nặng trong đó có sắt cho nguồn nước đầu ra hoàn toàn tinh khiết và an toàn cho người sử dụng. Các chuyên gia về nước đã đưa ra những lời khuyên cho người tiêu dùng nên sử dụng các sản phẩm máy lọc nước RO đạt chuẩn nước uống trực tiếp QCVN6-1:2010/BYT để bảo vệ sức khỏe người sử dụng.
Nước ô nhiễm sắt gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày của mọi người. Vì vậy, bạn hãy sử dụng biện pháp xử lý phù hợp nhất để sớm loại bỏ được sắt ra khỏi nguồn nước sinh hoạt cho gia đình mình nhé.
tag: máy lọc nước ro, máy lọc nước chính hãng, máy lọc nước karofi, karofi, ô nhiễm sắt
Bình luận trên Facebook